Dân tình đổ xô ăn chè đậu đỏ, hòng thoát khỏi "kiếp FA" dai dẳng trong Lễ Thất Tịch

Bạn biết gì về ngày Lễ Thất Tịch? Mọi người đổ xô đi mua chè đậu đỏ nhưng bạn hiểu ngày lễ này đến đâu? Làm ngay bài quiz này để chứng minh hiểu biết của mình nhé! 

Vì sao nên ăn đậu đỏ trong lễ Thất Tịch?

Giới trẻ quan niệm rằng, vào ngày 7/7 âm lịch, nếu ăn một bát chè đậu đỏ sẽ gặp nhiều may mắn về tình duyên. 

Lễ Thất Tịch còn được gọi ngày Lễ tình yêu của một số nước châu Á. Lễ Thất Tịch vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ.

Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên Chức Nữ - con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Nàng chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.

Nhưng một ngày, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Chè đậu đỏ là món ăn được ưa chuộng của giới trẻ hiện nay trong Lễ Thất Tịch

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 /7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Bởi vậy, ngày này trở thành ngày biểu tượng cho tình yêu đôi lứa ở một số quốc gia phương đông.

Tại Trung Quốc, Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người dân. Người Trung Quốc còn gọi nó là lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

Lễ hội cũng được cho là du nhập vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo.

Tại thành phố Sendai và Hiratsuka, lễ hội này còn được gọi là "Tanabata" và được tổ chức bắt đầu vào ngày 7/7 dương lịch hàng năm với nhiều hình ảnh trang hoàng được làm từ giấy. Sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Ngoài ra, dân gian còn tương truyền rằng, những ai độc thân hay chưa có người yêu thì nên ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên, sớm gặp ý trung nhân.

Với người đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn, tình cảm bền vững. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày Thất Tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”

>>Xem thêm: Hoàng Thùy Linh và Gil Lê - chuyện tình đồng giới nữ gây chú ý nhất của Vbiz

TEST NGAY BÀI QUIZ DƯỚI ĐÂY XEM BẠN HIỂU ĐẾN ĐÂU VỀ NGÀY LỄ THẤT TỊCH?

1. "Lễ Thất Tịch" diễn ra vào ngày nào?

A. 7/7 âm lịch 

B. 8/7 âm lịch

C. 6/7 âm lịch

D. 7/7 dương lịch

2. Lễ Thất Tịch còn được gọi là "Valentine châu Á"?

A. ĐÚNG

B. SAI

3. Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau như thế nào?​

A. Gặp nhau trên cánh đồng

B. Ngưu Lang cưu mang Chức Nữ khi bị kẻ thù truy đuổi

C. Chức nữ biến hình, trốn ở nhà Ngưu Lang để giúp đỡ chàng trai nghèo

D. Gặp nhau ở hồ nước, Ngưu Lang giấu áo chức nữ

Để chứng minh mình thực sự muốn thoát ế chứ không có theo phong trào gì hết, hãy làm thử bài quiz sau đây cùng Cohet.vn nhé!

4. Ai là người đã chia cắt Ngưu Lang - Chức Nữ?

A. Ngọc Hoàng Thượng Đế

B. Thiên Hậu

C. Thiên Lôi

D. Thần Kim Ngưu

5. Cây cầu bắc ngang Sông Ngân để Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau tên là gì?​

A. Bạch Kiều

B. Xích Kiều

C. Ô Kiều

D. Huyết Kiều

>>Xem thêm: 10 phim Thái Lan đáng xem nhất mọi thời đại không nên bỏ qua

Team năm ngoái ăn chè đậu đỏ giờ đã có người yêu chưa?

ĐÁP ÁN:

1. A - Lễ Thất Tịch diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Năm 2020, ngày này diễn ra vào ngày 25/8 dương lịch.

2. B - Dù vậy, Lễ Thất Tịch còn được xem là "Valentine của Trung Quốc"

3. D- Sau khi Ngưu Lang bị vợ chồng anh trai đuổi khỏi nhà, anh mang theo một con trâu già. Nó dẫn anh đến một cái hồ nơi các nàng tiên đang tắm, và anh giấu một bộ cánh của họ đí. Bộ cánh ấy thuộc về Chức Nữ. Chức Nữ đuổi theo Ngưu Lang tìm áo, và sau một hồi trò chuyện, họ phải lòng nhau. Một số dị bản khác cho rằng Chức Nữ bị buộc phải lấy Ngưu Lang vì chàng đã thấy cô khỏa thân.

4. B - Mẹ của Chức Nữ không thích thú gì việc con gái mất đi cuộc sống bất tử vì làm vợ người phàm. Trong cơn tức giận, bà đã chia tách đôi uyên ương, ném chiếc kẹp tóc tạo ra một dòng sông bạc ngăn cả hai đến với nhau.

5. C - Cảm phục tình yêu của đôi trẻ, Ngọc Hoàng hạ lệnh làm cầu để họ được gặp nhau. Nhưng các thợ mộc trần thế được vời lên làm cầu không thể hợp tác, dẫn đến cãi nhau. Ngọc Hoàng tức giận đày họ làm quạ, bắt mỗi năm phải bay bắc Ô Kiều.

Hy vọng bài viết trên của Cohet.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ Thất Tịch, nếu bạn có thắc mắc gì hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Có thể bạn quan tâm
Chính quyền thành phố không phát thẻ xanh, thẻ hồng như trước mà in ngày trên thẻ đi chợ phát cho người dân, mỗi hộ được đi chợ 3 ngày một lần.
Thông tin về các ca mắc mới: 07 ca mắc mới (BN977-983), trong đó 06 ca trong nước (Quảng Nam: 3, Hải Dương: 2 và Hà Nội: 1) và 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Cần Thơ. 
Tình trạng lừa đảo qua các giao dịch lan đột biến đang có dấu hiệu lan rộng. Hiện, công an nhiều tỉnh đã lên tiếng cảnh báo người dân về dấu hiệu lừa đảo từ những cuộc mua bán này.
Giá vàng trong nước mở cửa sáng nay đã đồng loạt tăng mạnh trở lại từ 700.000 đến 1,79 triệu đồng/lượng và có nơi đã gần đạt mốc 57 triệu đồng/lượng.