Check in tại Phượng Hoàng Cổ Trấn - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh

PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN CÓ GÌ MÀ ĐƯỢC DÂN TÌNH CA NGỢI ĐẾN THẾ?

Phượng Hoàng Cổ Trấn sở hữu núi non hùng vĩ, mang đến ấn tượng khác lạ từ dãy nhà gỗ cũ kỹ nằm trong những con hẻm sâu hun hút. Nơi đây là một trong những địa điểm check-in HOT nhất trên mạng xã hội, trong nhiều năm trở lại đây. Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc, bạn như được quay ngược thời gian về hàng nghìn năm trước, tận hưởng không gian đẹp như tiên cảnh và gặp gỡ người dân địa phương thân thiện.

Phượng Hoàng Cổ Trấn Ở Tỉnh Nào Của Trung Quốc? 

Phượng Hoàng Cổ Trấn (hay Fenghuang Guzhen) nằm ở huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thành cổ này đã tồn tại được hơn 1300 năm và cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Nơi đây mang tên Phượng Hoàng Cổ Trấn vì ở phía Tây Nam của thị trấn có một ngọn núi dáng trông giống một con phượng hoàng bay lên. 

Dù diện tích chỉ khoảng 10Km2 các tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thu hút đông đảo người tham gia, nhờ vào non nước hữu tình cùng kiến trúc đơn sơ và trầm mặc của những ngôi nhà gỗ, đường lát đá hàng trăm năm tuổi nằm bên cạnh dòng sông Đà Giang. Đây chắc chắn là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, đối với những du khách đến từ vùng đô thị sầm uất. 

Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Nên Đến Mùa Nào Đẹp Nhất?

Không quá lời khi khẳng định rằng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, bốn mùa đều sở hữu nét quyến rũ rất riêng. Lựa chọn du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn vào thời điểm nào phụ thuộc nhiều vào sở thích của bạn . Nếu bạn là người thích sưởi nắng ấm, nhìn ngắm thiên nhiên sinh sôi thì hãy chọn mùa xuân hay mùa hè. Mùa thu là thời điểm khung cảnh trở nên lãng mạn với tiết trời dịu nhẹ; còn mùa đông thì nơi này được bao phủ bởi tuyết, mang đến cảm giác tĩnh lặng như thể cả thị trấn đã chìm vào giấc ngủ đông. 

Vậy có nên đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa đông hay không? Câu trả lời là Có. Theo kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn của nhiều #teamKlook thì vào mùa đông, giá cả đồ ăn và dịch vụ ở đây cũng rẻ hơn. Mùa cao điểm du khách của Phượng Hoàng Cổ Trấn là từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm. Nếu không thích cảnh chen chúc thì bạn hãy tránh thời điểm này nhé.

ĐI ĐẾN PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN BẰNG CÁCH NÀO?

Để đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Việt Nam, bạn có thể lựa chọn 3 cách di chuyển sau:

1. Bằng Máy Bay

Ở thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Bạn cần phải bay từ TP.HCM hoặc Hà Nội đến Trương Gia Giới; sau đó, từ Trương Gia Giới đi xe buýt đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Trong một số trường hợp, bạn phải dừng tại Quảng Châu để trung chuyển. 

2. Bằng Tàu Hỏa

Những bạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam có thể tham khảo cách di chuyển này. Tuy nhiên hành trình này kéo dài gần 1 ngày và cần phải chuyển tàu, đi trung chuyển khá nhiều lần. Nếu đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc cùng người lớn tuổi hay kèm con nhỏ thì bạn không nên chọn phương án này đâu nhé. 

Hướng Dẫn Cách Mua Vé Tàu Hoả Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc:

  • Bước 1: Mua vé tàu hỏa đi từ Gia Lâm đến Nam Ninh. 

  • Bước 2: Sau đó mua vé đi chuyển tiếp từ Nam Ninh đến ga Cát Thủ ở Trương Gia Giới khoảng 15 tiếng.

  • Bước 3: Khi đến được Trương Gia Giới có lẽ trời đã sụp tối, bạn nên ở lại qua đêm và đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào hôm sau bằng xe buýt với giá vé tầm 80 tệ/người (khoảng 270.000đ). Chuyến đi sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi.

Giá vé tàu hỏa đi từ Nam Ninh đến Cát Thủ dao động từ 215 tệ đến 315 tệ/người (tầm 710.000đ đến 1.030.000đ) tùy theo loại giường. Có hai loại giường cho bạn lựa chọn là giường cứng và giường mềm. 

3. Bằng Xe Khách

Đây có vẻ là cách di chuyển tiết kiệm nhất để đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy nhiên, tương tự như tàu hoả, di chuyển bằng xe buýt tốn khá nhiều thời gian và thể lực nên #teamKlook hãy cân nhắc cẩn thận nhé. 

  • Bước 1: Bạn đi xe khách chất lượng cao từ Hà Nội đến Cửa khẩu Hữu Nghị với giá tầm 200 nghìn đồng/người.

  • Bước 2: Tiếp đó, đi xe điện 12 nghìn đồng/người để sang biên giới làm thủ tục xuất nhập cảnh. Bạn xuất trình hộ chiếu, visa Trung Quốc và điền tờ khai nhập cảnh.

  • Bước 3: Sau khi hoàn tất, bạn ra bến xe đón xe buýt đi từ cửa khẩu Trung Quốc đến ga tàu Nam Ninh, rồi từ Nam Ninh đi ga Cát Thủ tại Trương Gia Giới.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN VỚI PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

1. Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới

kinh-nghiem-di-phuong-hoang-co-tran

Nếu bạn từng chiêm ngưỡng nghệ thuật tranh thuỷ mặc của Trung Quốc thì hãy tưởng tượng rằng Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới chính là "phiên bản đời thực" của những tác phẩm ấy. Khu bảo tồn thiên nhiên này sở hữu hơn 3.000 cột và vách đá với độ cao trung bình là 800m, thoắt ẩn thoắt hiện trong màn sương dày. Với địa hình độc đáo gồm 4o hang động, hẻm núi và rừng nguyên sinh, Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật thuộc khí hậu ôn đới. Thung lũng sâu ở đây cũng góp phần tạo nên một khung cảnh "thoát tục", có một không hai.

2. Thiên Môn Sơn

kinh-nghiem-di-phuong-hoang-co-tran

Thiên Môn, hay còn có biệt danh "Cổng Trời", là một trong những ngọn núi đặc biệt nhất mà bạn nhất định phải ghé thăm nếu có dịp đến Trương Gia Giới. Đường lên núi dài 11km, với những khúc cua “thót tim” thử thách sự gan dạ của bất kỳ phượt thủ kỳ cựu nào. Tuy nhiên, mọi sự mệt nhọc dường như tan biến hết khi bạn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ tại đỉnh núi cao 1.100m so với mực nước biển. Đây được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi đến chân núi, bạn cần leo 999 bậc thang bằng đá thì mới có thể chính thức bước vào “cổng trời”. Du khách còn có thể đến đền Thiên Môn Sơn nghìn năm tuổi để thắp nhang, cầu bình an và vãn cảnh đền. 

3. Bắc Môn Cổ Thành

Bắc Môn Cổ Thành còn được gọi bằng cái tên Việt hóa hơn là Tòa Tháp Phía Bắc, vì nó nằm phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tháp được xây dựng từ thời nhà Minh và là một trong những di sản văn hóa được nhà nước Trung Hoa công nhận. Tòa tháp này gắn liền với những thăng trầm lịch sử, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân cổ trấn.

4. Cầu Hồng Kiều

kinh-nghiem-di-phuong-hoang-co-tran

 

Cầu Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, cũng đã hơn 300 năm tuổi. Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng gỗ và đá. Tổng thể của cầu Hồng Kiều là hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nét hiệu ứng thị giác đặc sắc mà không nơi nào có được. Tầng 1 dùng để đi lại, lưu thông giữa hai bên bờ; tầng 2 được dùng để làm chỗ ngắm cảnh và thờ tự. Bạn có thể đi trên một cây cầu đá nhỏ hơn để lên tầng 2 của Cầu Hồng Kiều. 

5. Ngao Du Dãy Phố Cổ Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn 

Dành trọn vẹn một ngày để ngao du, nhìn ngắm từng con đường, góc phố ở Phượng Hoàng Cổ Trấn là hoạt động bạn không thể bỏ qua. Một trong những điểm đặc sắc của cổ trấn này chính là cảnh sắc thay đổi rõ nét theo từng thời điểm trong ngày. 

Dạo Phượng Hoàng Cổ Trấn lúc hừng đông, du khách có thể chìm đắm trong làn sương sớm giăng mờ ở sông Đà Giang. Vào buổi trưa, hoạt động mua bán của người dân địa phương bắt đầu sôi động hơn, tạo nên sức sống hoàn toàn mới cho địa điểm này. Đây cũng là lúc có nắng đẹp và bạn có thể tha hồ chụp ảnh. Cũng đừng quên dừng chân ở các gian hàng dệt để mang về nhà vài món đồ thủ công làm quà lưu niệm nhé.

kinh-nghiem-di-phuong-hoang-co-tran

Một Phượng Hoàng Cổ Trấn tuyệt mỹ mà trầm lặng khi đêm về.

Khi chiều dầng buông, bạn hãy dừng chân tại cầu Hồng Kiều để uống trà, ăn kẹo gừng và nghe những bản nhạc hoài cổ không gian thanh bình. Đặc biệt, chiều tà là lúc người dân rủ nhau giặt đồ bằng chày gỗ bên sông, một cảnh tượng mà bạn thường chỉ thấy trên phim thôi. Khi nắng tắt hẳn, những ánh đèn lồng sẽ thắp sáng bừng lên phố cổ rất đẹp. Bạn chắn chắn có được cảm giác đang sống trong một thời đại hoàn toàn khác với thế giới hiện đại. 

Một số hình ảnh đẹp của du khách khi đến với Phượng Hoàng Cổ Trấn:

ĐỪNG BỎ LỠ: ĐÀ LẠT ĐIỂM ĐẾN MỘNG MƠ CHO CÁC TEAM SỐNG ẢO

Món Ăn Ngon Phải Thử Khi Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc

Để giải đáp câu hỏi: “Ăn gì ở khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc?”, bạn có thể ghi lại danh sách vài món đặc sắc sau đây và nhớ dành ra vài ngày để thử cho bằng hết nhé! 

1. Lẩu Cá Cay

Vốn sở hữu khí hậu se lạnh, món lẩu cá cay sông Đà Giang được bình chọn là món khoái khẩu của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Cá được chế biến khi còn tươi nên vẫn giữ được vị ngon ngọt, thịt dai và ngọt. Khi ăn lẩu cay, bạn ăn cùng cơm chứ không ăn với bún, mì như ở Việt Nam. 

2. Sầu riêng nướng

Sầu riêng nướng béo ngậy có giá 105.000 đồng/suất. Cơm sầu được bọc trong giấy bạc rồi nướng lên, ăn nóng thơm lừng.

Khám phá ẩm thực của Phượng Hoàng Cổ Trấn - Ảnh 4.

Có khá nhiều cửa hàng sầu riêng nướng ở đây do người Trung Quốc rất chuộng món ăn này

3. Bánh Tép

kinh-nghiem-di-phuong-hoang-co-tran

Bánh tép giòn rụm, ăn hoài không thấy chán!

Bánh tép ở đây rất đa dạng nhưng hấp dẫn du khách nhất lại chính là món bánh tép chiên. Cũng như lẩu cá cay, bánh tép cũng sử dụng tép tươi từ dòng sông Đà Giang. Tép tươi được trộn cùng trứng với bột rồi đem chiên vàng. Khi chín rồi họ rắc thêm một lớp hành và ớt để thêm mùi vị. Vừa ăn bánh tép, vừa ngắm sông Đà Giang thì còn gì thi vị bằng? 

4. Bánh nếp

Bánh nếp được cho là loại bánh cổ truyền của người dân địa phương, chứa đựng sự tinh túy trong ẩm thực Trung Hoa với sự kết hợp tài tình giữa nếp và nhân bánh. Ngoài ra bạn còn có thể nếm qua bánh ngũ cốc chiên, bánh tép, bánh trứng non nướng... đều là những món ăn vặt hảo hạng ở thành cổ này. 

Bánh ngũ cốc, được làm từ các loại ngũ cốc với giá chỉ 10 tệ/chiếc (tương đường gần 35.000/chiếc).

5. Vịt Hầm Tiết, Gạo Nếp

Vịt hầm tiết, gạo nếp là món ăn đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cách chế biến món này vô cùng phức tạp. Người ta ngâm gạo nếp trong nước rồi cho vào bát. Sau đó trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy và cắt thành từng miếng trước khi chiên bằng dầu nóng. Trong lúc chiên, nhà bếp sẽ hầm vịt. Khi vịt mềm nhừ, họ nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong vịt, thêm chút gia vị và tiếp tục hầm cho tới khi vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được. Với mức độ công phu trong công đoạn chế biến, bạn chắc chắn phải ăn thử món này nhé!

>>Xem thêm: LƯỢN LỜ TAM ĐẢO CÙNG CÁC ĐỊA ĐIỂM CHECK IN ĐẸP KHÔNG RỜI MẮT

 

 

Có thể bạn quan tâm
Là địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ bởi cái tên thành phố mộng mơ. Người ta nói Đà Lạt là nơi mà 1m2 đất chụp được cả trăm tấm ảnh “so deep”, chỉ cần giơ máy ra là có ảnh đẹp. Hãy cùng Cohet tìm hiểu Đà Lạt điểm đến mộng mơ cho các team sống ảo ngay dưới bài viết này nhé! 
"Anh có về Tam Đảo cùng em, nghe con suối chảy trên nhành mây bay" chốn hẹn hò, check in của các đôi bạn trẻ hay là nơi khám phá của các phượt thủ. Cùng Cohet lượn lờ Tam Đảo cùng các địa điểm check in đẹp không rời mắt mà có lẽ bạn chưa biết. 
Loạt combo kết hợp đầy đủ dịch vụ lưu trú, di chuyển và giải trí… đang được hệ thống FLC Hotels & Resorts triển khai đầu năm 2021 với nhiều ưu đãi đặc biệt.
Khi yêu ai cũng muốn lưu lại những khoảng khắc tuyệt vời nhất bên người mình mình yêu thương, đặc biệt là tring những du lịch cùng người ấy.